Hỗ trợ online
Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    3
  •   Hôm nay
    2
  •   Hôm qua
    4
  •   Tổng truy cập
    35902
  •   Tổng sản phẩm
    20
  • 0 - 7,776,000 đ        

    PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VÀ ONG NUÔI

    1: THỬ NGHIỆM VỚI GIẤY

    Cách này thường được nhiều người nhắc đến khi thử mật ong giả, đểu. Và bài viết này có mục tiêu chính là phân biệt MẬT ONG RỪNG và MẬT ONG NUÔI. Có người bảo mật ong không nguyên chất thì tan - loang trên giấy, có người lại bảo mật ong rừng thì không loang trên giấy. :) Các anh chị xem hình dưới đây


    => KẾT LUẬN: SAI - các anh chị hãy nhớ rằng, trong mật ong, hầu hết là các thành phần dinh dưỡng. Nhưng mật ong bình thường có chứa đến 17,2% NƯỚC. Lượng nước trong mật cao hoặc thấp tùy thuộc vào loại mật, vào thời điểm khai thác (ví dụ trời nắng ráo, hoặc mưa) mà ta được mật đặc hay mật loãng khác nhau. Mật càng loãng -> CÀNG NHANH LOANG, Mật càng đặc -> LOANG CHẬM HƠN. Nhưng tất nhiên là 100% mật ong, dù nguyên chất đến mấy đều loang trên giấy. (nguồn tài liệu Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_ong).

     

    2: THỬ VỚI NƯỚC

    :) Phương pháp thử giấy đã không phân biệt được đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi rồi. Ta chuyển sang phương pháp thứ 2 là Rỏ 1 giọt mật vào cốc nước. Có người bảo mật ong rừng thì tròn vo, không tan. Còn mật ong nuôi hoặc không nguyên chất thì thả vào tan ngay trong nước! Không tạo thành giọt.

     

    => KẾT LUẬN: SAI, tùy thuộc vào mật ong đặc hay loãng mà khi thả vào nước chúng tạo thành giọt có hình dáng khác nhau! Mật đặc thì giọt mật tròn, lâu tanMật loãng thì giọt mật thường không tròn, tan nhanh, và giọt mật rơi xuống tạo thành vết.
    Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ NƯỚC


     

    3: THỬ VỚI LÁ HÀNH TƯƠI

    Nhiều bài viết nói rằng mật ong càng xịn, càng tốt thì khi ta ngâm lá hành vào mật sẽ héo nhanh, héo nhiều. Và có người nói hành lá nhúng vào Mật Ong Rừng sẽ héo hơn Mật Ong Nuôi. :) Lý thuyết là lý thuyết, bây giờ chúng ta thử nghiệm thực tế. 

     

    => KẾT LUẬN: Mật Ong có Vị Nóng (các anh chị nhớ là VỊ NÓNG, chứ không phải TÍNH NÓNG, thực tế trong Đông Y thì Mật Ong có tính HÀN), lá hành thuộc vào loại mềm, thả vào mật ong không héo mới là lạ, đơn cử như chuyện đơn giản là nhiều người thích cho lòng đỏ trứng gà vào cốc, cho mật ong vào rồi ngoáy lên, chỉ 1 loáng là cảm giác như lòng đỏ trứng đã chín. Lá hành héo nhiều, hay héo ít hầu như phụ thuộc vào độ đặc, ngọt của mật ong.
    Kết quả: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ BẰNG LÁ HÀNH

    5: MẬT ONG RỪNG KHÔNG BỊ ĐÓNG ĐƯỜNG?

    Đây là câu hỏi, đồng thời cũng là suy nghĩ hầu hết của mọi người. Đa phần khách hàng của tôi trước kia cho rằng Mật Ong Rừng, hay thậm chí Mật Ong Nguyên Chất không bị đóng đường. Vừa đúng - vừa sai
     

    Mật Ong Rừng: Hầu hết mật ong rừng đều bị đóng đường (kết tinh) khi để lâu, đặc biệt là kết tinh rất nhanh khi bảo quản trong môi trường lạnh! Tuy nhiên có trường hợp như mật ong rừng khai thác cuối tháng 6, tức là thời điểm ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại chút ít. Mật rất đặc, màu đen, mùi vị thơm hắc thì hầu như KHÔNG ĐÓNG ĐƯỜNG. 

    Mật Ong Nuôi: Cũng như vậy, hầu hết các loại mật ong nuôi đều bị đóng đường, ví dụ như mật hoa Cúc Quỳ, hoa Cỏ Lào, hoa Vải....! Nhưng riêng đối với Mật hoa Nhãn & hoa Cà Phê rất khó, thậm chí có thể nói là KHÔNG ĐÓNG ĐƯỜNG.

    => KẾT LUẬN: VỪA ĐÚNG, VỪA SAI! Phương pháp này không phân biệt được giữa Mật Ong Rừng và Mật Ong Nuôi, vì đóng đường (kết tinh) là hiện tượng phản ứng hóa học tự nhiên của mật ong! Có loại Mật bị kết tinh, có loại không! Hoặc con người chủ động can thiệp bằng các hóa chất hóa học, xử lý công nghiệp thì mật ong thành phẩm cũng không bị kết tinh.

    6: PHÂN BIỆT BẰNG MÀU SẮC & ĐỘ ĐẶC LOÃNG CỦA MẬT.

    Thống kê trên thế giới có hơn 200 loại mật ong. Riêng Việt Nam nước ta, cũng có tới vài chục loại. Cách phân loại này hầu hết là Mật Ong Nuôi, và được gọi tên theo loại hoa mà ong làm mật (ví dụ Hoa Nhãn, Hoa Vải, Hoa Cao Su, Hoa Cúc Quỳ.....), còn đối với Mật Ong Rừng, theo tôi chỉ có 1 loại vì ong rừng lấy phấn, làm mật từ tất cả những loại hoa nào trong bán kính 2km từ tổ của chúng. 

    + Màu Sắc:

    - Mật Ong Rừng có nhiều màu khác nhau, phụ thuộc vào thời gian ta khai thác mật (ví dụ tháng 3 vàng nhạt, tháng 4-5 vàng sậm, tháng 6 đen), hoặc tùy thuộc vào loại ong (ví dụ ong ruồi ở rừng làm mật vàng tươi rất đẹp, còn 1 loại ong to/đen thì mật thường màu sậm đỏ)

    - Mật Ong Nuôi có màu sắc đa dạng, từ vàng nhạt cho đến đen tùy thuộc vào loại hoa.

    + Độ Đặc & Loãng:

    - Mật Ong Rừng hay Mật Ong Nuôi đặc loãng khác nhau tùy thuộc vào thời điểm khai thác, tháng 3 thường loãng, tháng 4-5 đặc hơn, tháng 6 đặc. Nhưng Mật Ong Rừng thường loãng hơn so với mật ong nuôi.

    - Mật Ong Nuôi cũng thế, đặc loãng khác nhau tùy thuộc vào loại hoa và thời điểm khai thác! (ví dụ Mật Nhãn thường đặc vừa phải, Mật Cúc Quỳ lại rất đặc)

    => KẾT LUẬN: KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT GIỮA MẬT ONG RỪNG & MẬT ONG NUÔI BẰNG MÀU SẮC & ĐỘ ĐẶC-LOÃNG!

    Phần tiếp theo
     

    Sưu tầm

    TIN TỨC KHÁC

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm